Vào khoảng 6/1937, báo “Tiểu thuyết thứ bảy” xuất bản tại Hà Nội đăng truyện ngắn Hoa ti gôn của ký giả Thanh Châu. Theo đó câu chuyện kể lại một mối tình giữa một chàng nghệ sĩ và một thiếu nữ.
Sau đó không lâu, toà soạn nhận được của một người thiếu phụ trạc 20, dáng bé nhỏ, thùy mị, nét mặt u buồn, mang đến một bì thơ dán kín gửi cho chủ bút, trong đó chỉ gọn một bài thơ 2 sắc hoa ti gôn, dưới ký tên T.T.Kh. Khi thiếu phụ đi rồi, tòa soạn xem thơ nhận thấy thi phẩm ghi lại cảnh tình đáng thương tâm, nhưng người ta chỉ nhớ lờ mờ hình ảnh thiếu phụ kia. Đó là lần đầu và cũng là lần cuối người thiếu phụ nầy xuất hiện.
Câu chuyện “Hoa ti-gôn” đã khơi lại mối tình xưa mà người thiếu phụ (T.T.Kh.) đã từng yêu một người và từng trao lời gắn bó dưới dàn hoa ti-gôn. Rồi chàng ra đi; nàng ở lại và nhận một mối tình gượng ép. Nàng đã làm bài thơ để giải tỏa niềm tâm sự.
Hai sắc hoa Tigon
Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ người đến với yêu đương
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong
Và phương trời thẳm mờ sương, cát,
Tay vít dây hoa trắng cạnh lòng.
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài những lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: “Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!”
Thuở đó, nào tôi đã biết gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: “Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy”
Đâu biết lần đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ, chết yêu đương.
Người xa xǎm quá! Tôi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường…
Từ đấy thu rồi, thu, lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ?
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ…
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn dấu trong tim bóng “một người”
Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Sắc hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha!
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi…
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã,
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu, hoa đỏ rụng. Chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy sang sông đứng ngóng đò.
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa… vỡ?
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?
Bài thơ não lòng, lột tả được tất cả cái đau xót của người con gái đã phải xa người mình yêu, người đã cùng mình gắn bó thề ước dưới giàn hoa tigôn để đi lấy chồng, người mà mình không hề yêu.
Khi bài thơ ‘’ Hai sắc hoa tigôn ‘’ vừa cho lên mặt báo đã gây xôn xao trong giới yêu văn chương. Nhiều nhà phê bình đã không ngần ngại cho rằng đây là một kiệt tác. Trong không khí sôi động đó, toà báo lại nhận thêm được một bài thơ khác cùng tác gỉa, qua đường bưu điện với đề tựa ‘’ Bài thơ thứ nhất ‘’.
Bài Thơ Thứ Nhất
Thuở trước hồn tôi phơi phới quá,
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương…
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại,
Em ái trao tôi một vết thương.
Tai ác ngờ đâu gió lạ qua,
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa,
Thổi tan âm điệu du dương trước
Và tiễn Người đi bến cát xa
Ở lại vườn Thanh có một mình,
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh;
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo,
Yêu bóng chim xa, nắng lướt mành.
Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác,
— Gió hỡi ! Làm sao lạnh rất nhiều ?
Từ đấy không mong, không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm,
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ,
Người ấy ghi lòng : “Vẫn nhớ em !”
Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên,
Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên ?
Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ
Đã bọc hoa tàn dấu xác xơ !
Tóc úa giết dần đời thiếu phụ…
Thì ai trông ngóng, chả nên chờ !
Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa :
— “Cố quên đi nhé, câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ !”
Tôi run sợ viết; lặng im nghe
Tiếng lá thu khô siết mặt hè
Như tiếng chân người len lén đến.
Song đời nào dám gặp ai về
Tuy thế, tôi tin vẫn có người
Thiết tha theo đuổi nữa, than ôi
Biết đâu…. tôi: một tâm hồn héo,
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi !
Khi bài thơ thứ nhất được đưa lên báo, có người thắc mắc tại sao bài thơ Hai sắc hoa Tigôn lại được gửi đăng báo trước bài Thơ thứ nhất ?
Người ta cho rằng, tác gỉa đã làm bài Thơ thứ nhất, than khóc cho mối tình lỡ dở của mình từ lâu nhưng vì một lý do nào đó không gửi đăng báo. Nhưng sau đó, ngẫu nhiên đọc câu truyện ngắn Hoa Tigôn cuả ký gỉa Thanh Châu, cảm động với câu truyện và nhất là tìm thấy nhiều dữ kiện tương đồng với mối tình ngang trái của chính mình, tác gỉa đã làm bài thơ Hai sắc hoa Tigôn rồi gửi ngay cho toà báo. Chính vì thế bài thơ thứ nhất được phổ biến sau bài Hai sắc hoa tigôn
Sau khi bài thơ thứ nhất được đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bẩy, giới văn nghệ càng bàn tán nhiều hơn nữa. Bao nhiêu những tưởng tưộng,thêu dệt với những tình tiết lâm ly về hình dạng, thân thế và cả mối tình buồn đau lãng mạn của tác gỉa được đưa ra báo chí.
Vẫn trong cái không khí xao động, bàn tán lung tung vì 2 bài thơ vừa đăng báo đó, tạp chí ‘’Phụ nữ thời đàm’’ ở Hà nội lại nhận được bài thơ ‘’ Ðan áo cho chồng ‘’ của cùng tác gỉa qua bưu điện. Bài thơ này cũng vẫn với giọng điệu buồn đau, nhưng có vẻ than van, oán trách thân phận mình nhiều hơn. Nàng mô tả như bị tù tội trong cuộc sống với người chồng không yêu nhưng vẫn mong đợi bóng dáng người xưa :
Đan Áo Cho Chồng
“Chị ơi ! Nếu chị đã yêu
Đã từng lỡ hát ít nhiều đau thương,
Đã xa hẳn quãng đường hương
Đã đem lòng gởi gió sương mịt mùng.
Biết chăng chị ? Mỗi mùa đông,
Đáng thương những kẻ có chồng như em,
Vẫn còn thấy lạnh trong tim
Đan đi đan lại áo len cho chồng.
Như con chim hót trong lồng
Hạt mưa nó rụng bên song bơ thờ.
Tháng ngày nổi tiếng tiêu sơ,
Than ôi ! Gió đã sang bờ ly tan…
Tháng ngày miễn cưỡng em đan,
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
Như con chim nhốt trong lồng,
Tháng ngày mong đợi ánh hồng năm nao !
Ngoài trời mưa gió xôn xao,
Ai đem khóa chết chim vào lồng nghiêm ?
Ai đem lễ giáo giam em ?
Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời..
Lòng em khổ lắm chị ơi !
Trong bao tủi cực với lời mỉa mai
Quang cảnh lạ, tháng năm dài,
Đêm đêm nghĩ tới ngày mai giật mình
Bài thơ đan áo cho chồng vừa ra mắt thì toà báo Tiểu thuyết thứ bẩy lại qua đường bưu điện nhận được bài thơ thứ tư với đề tựa : Bài thơ cuối cùng
Ðúng như đề tựa của nó, sau bài thơ này, làng thơ không bao giờ còn nhận được thêm bài nào nữa, TTKh hoàn toàn biến mất trên thi đàn! Cũng từ đó trong lịch sử văn thơ tiền chiến phải nhận lấy sự bí mật về một tác giả mà chỉ có vỏn vẹn 4 bài thơ nhưng đã tạo được chỗ đứng rất vững chãi trong nền văn học VN.
Bài Thơ Cuối Cùng
Anh hỡi tháng ngày xa quá nhỉ ?
Một mùa thu cũ, một lòng đau
Ba năm ví biết anh còn nhớ,
Em đã câm lời, có nói đâu !
Đã lỡ, thôi rồi ! chuyện biệt ly,
Càng khơi càng thấy lụy từng khi
Trách ai mang cánh “ty-gôn” ấy,
Mà viết tình em, được ích gì ?
Chỉ có ba người đã đọc riêng,
Bài thơ “đan áo” của chồng em.
Bài thơ “đan áo” nay rao bán,
Cho khắp người đời thóc mách xem…
Là giết đời nhau đấy, biết không ?
….Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung,
Giận anh, em viết dòng dư lệ,
Là chút dư hương : điệu cuối cùng !
Từ đây, anh hãy bán thơ anh
Còn để yên tôi với một mình
Những cánh hoa lòng, hừ ! đã ghét,
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.
Ngang trái đời hoa đã úa rồi,
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi
Buồng nghiêm thờ thẩn hồn eo hẹp,
Đi nhớ người không muốn nhớ lời !
Tôi oán hờn anh, mỗi phút giây,
Tôi run sợ viết, bởi rồi đây
Nếu không yên được thì tôi.. chết
Đêm hỡi ! Làm sao tối thế nầy ?
Năm lại năm qua cứ muốn yên
Mà phương ngoài gió chẳng làm quên;
Và người vỡ lỡ duyên thầm kín,
Lại chính là anh ? anh của em !
Tôi biết làm sao được hỡi trời ?
Giận anh, không nỡ ! Nhớ không thôi !
Mưa buồn, mưa hắt, trong lòng ướt…
Sợ quá đi, anh… “có một người” !…
Bài thơ cuối cùng xuất hiện vào giữa năm 1938, trong giới văn chương vẫn không giảm sút những lời bàn tán, thêu dệt về thân thế và cuộc tình buồn bã của tác gỉa, đã thế nhiều nhà báo, nhà thơ có tên tuổi đương thời đã đưa ra những chứng cớ để cố nhận người thi sĩ tài năng đầy bí ẩn đó là người yêu của mình.
Những dữ kiện lên quan đến thân thế của TTKh:
Như trên đã đề cập đến cái độc đáo của bài thơ kèm theo ý tứ của một mối tình buồn bã, lãng mạn… thêm vào đó sự bí mật về thân thế thi nhân càng làm cho người ta tò mò muốn biết về tác gỉa. Ðến nay đã gần 70 năm rồi, người ta vẫn phải nhận lấy những điều mù mờ về thân thế và cả những thêu dệt vô căn cứ về người nữ sĩ tài danh đó ! Sau đây là một vài sự kiện đã gây ra những xáo động dư luận trong giới thơ văn. Ðúng hay sai, tưởng tượng hay là một lối tìm nguồn thi hứng của những người làm văn nghệ…Ðến nay vẫn chỉ là những dấu hỏi mù mờ mà thôi!
Dư luận 1:
Như phần trên đã viết, truyện ngắn Hoa Tigôn của Thanh Châu trên báo Tiểu thuyết thứ bẩy đã là nguyên nhân xuất hiện những bài thơ diễm tình, lãng mạn bất tử của TTKh trong làng thơ tiền chiến.
Nếu xét những diễn tiến cũng như tâm trạng buồn đau của người con gái trong truyện ngắn Hoa Tigôn và trong 4 bài thơ của TTKh, nhất là bài Hai sắc hoa Tigôn, người ta thấy nội dung hai bài gần như giống hệt nhau. Cũng vẻ ngây thơ của người con gái thủa ban đầu gặp gỡ người yêu, cũng bóng dáng người nghệ sĩ làm cho nàng nhớ mãi không quên dưới giàn hoa Tigôn kỷ niệm :
Thủa trước hồn tôi phơi phới qúa
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại
Em ái trao tôi một vết thương
hay :
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng : hoa giống như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi .
Rồi những câu thơ tả người thiếu phụ luôn luôn tưởng nhớ đến cố nhân , phải miễn cưỡng kéo dài cuộc sống nhàm chán bên người chồng luống tuổi mà mình không yêu… Tất cả những dữ kiện đó đã lột tả gần như hòa hợp rất khắng khít với cốt truyện ngắn của Thanh Châu.
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết từng thu chết
Vẫn dấu trong tim bóng một người
Chính vì vậy ngay khi mấy bài thơ xuất hiện trên báo chí, ký gỉa Thanh Châu đã khẳng định với dư luận, TTKh chính là người con gái trong căn biệt thự ở ngoại ô Hà nội, là người yêu của ông.Sự xác định này đã quấy lên những xáo trộn nghì ngờ cũng có, tin tưởng cũng có trong làng thơ văn lúc bấy giờ.
Dư luận 2
T.T.KH là gì?
T chữ thứ nhất là TRẦN
T chữ thứ hai là THANH
KH chữ thứ ba là KHÓC
KHÓC ở đây là khóc cho mối tình có duyên không nợ, khóc cho cái éo le cuộc đờị Tạo hoá chớ trêu kiến cho họ gặp nhau rồi đem cho họ bao nhiêu là nước mắc ngậm ngùi khi xa nhau.
THANH là Thanh Tâm. là tác giả của bài “Hoa Ti-gôn” mà tôi đã nhắc ở trên, Ông hiện cư ngụ tại Hà nội, là người đã tạo cho T.T.KH những cảm xúc để viết lên những giận hờn, thương xót, và khoc’ thương. Người đã mang nặng chữ chung, thủy với chữ tình, đã gắn bó với thơ T.T.KH, với cái hồn của nàng suốt hơn 50 năm trời đằng đẵng.
Trần là Trần Thị Chung, (Tên thường gọi là Trần Thị Vân Chung) Sinh ngày 25-8-1919 tại thị xã Thanh Hoá, Hà Nội. Sinh trưởng trong một gia đình Quan lại thời bấy giờ, Vân Chung có một người anh cả, hai người em gái và một người em trai út. Năm 1934, qua mối mai, gia đình nàng đã hứa gả nàng cho môt. luật sư (Lê Ngọc Chấn, ông đã chết sau khi mãn tù cải tạo học tập).